Friday, June 17, 2016

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH UNG THƯ TUYẾN GIÁP


Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp chưa được khẳng định chính xác. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ nhất định làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp có thể phát triển.
Có thể bạn quan tâm:
<<MỘT SỐ THỰC PHẨM GÂY UNG THƯ CAO

Các bệnh tuyến giáp. Những người có một số bệnh tuyến giáp (lành tính) có nhiều khả năng phát triển bệnh ung thư tuyến giáp. Ví dụ, bệnh bướu cổ (tuyến giáp mở rộng), nốt tuyến giáp (u tuyến), hay viêm tuyến giáp.
Lưu ý: người bị  suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) hoặc cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức) không làm tăng nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp.
Từng được xạ trị trước đó. Ung thư tuyến giáp phổ biến hơn ở những người được điều trị bằng xạ trị vào vùng cổ ở độ tuổi trẻ.
Xem thêm:<< Sản phẩm điều trị ung thư tốt nhất
Tiền sử gia đình. Ung thư tuyến giáp thể tuỷ có thể được gây ra bởi kế thừa gen bất thường. Khoảng một trong bốn người mắc bệnh ung thư tuyến giáp thể tuỷ có một gen bất thường.
Mức iốt thấp. Tuy nhiên, nó là rất hiếm đối với người ở Anh có nồng độ iodine thấp.
Cần phát hiện sớm để điều trị kịp thời.
Một số bài viết liên quan:
Phòng ngừa ung thư từ chanh
TÌM HIỂU VỀ UNG THƯ THÂN TỬ CUNG

Thursday, June 16, 2016

Sản phẩm ngăn ngừa ung thư tốt nhất từ bơ

Quả bơ có tác dụng thần kỳ trong việc phòng và ngăn ngừa các bệnh ung thư mà bạn chưa tưng nghĩ tới đấy. Tuyệt vời phải không nào, cùng khám phá nhé các bạn.



1
Chống ung thư thận


Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã chứng minh rằng, trong trái bơ có chứa một số chất giúp chống ung thư như trong một số trái cây rau quả khác.

2. Chống ung thư miệng

Một số hợp chất có trong trái bơ có thể phát hiện những tế bào có khả năng ung thư hoặc gây ung thư miệng và tiêu diệt chúng mà không gây hại đến những tế bào khỏe mạnh.

3Chống ung thư vú

Giống như dầu ô liu, bơ có chứa lượng axit oleic khá cao. Đây là loại axit giúp ngăn ngừa ung thư vú.


4. Chống đột quỵ

Tỉ lệ folate cao trong bơ giúp giảm thiểu tối đa các cơn đột quỵ.
 
5. Ngăn ngừa bệnh tim mạch

Không ít người mắc bệnh tim mạch vì lối sống không lành mạnh và chế độ ăn kiêng không khoa học. Ăn bơ đều đặn sẽ giúp bạn giảm lượng cholesterol và đường trong máu, từ đó hạn chế nguy cơ đau tim.
 Bài viết liên quan:
Sản phẩm ngăn ngừa ung thư từ táo xanh

Tuesday, June 14, 2016

BỆNH NHÂN SAU ĐIỀU TRỊ UNG THƯ VÚ NÊN KIÊNG ĂN GÌ?

Sau khi xạ trị bệnh ung thư, cần tránh ăn những món gì và nên ăn những gì để tốt cho sức khoẻ? Nghe nói không được ăn thịt bò vì thịt bò nuôi tế bào ung thư mau phát triển, có đúng không?... là những thắc mắc sẽ được TS.BS Trần Văn Thiệp giải đáp
Bạn đọc Nguyễn Nha Trang, 45 tuổi, ngụ ở Củ Chi (TP.HCM) gửi thư thắc mắc. Trong thư chị Trang cho biết bị ung thư vú, đã hoá trị 4 chu kỳ và xạ trị 25 lần. "Tôi xin đại diện một nhóm chị em cũng bị ung thư giống tôi nêu một số thắc mắc. Mong bác sĩ vui lòng giải thích để chúng tôi được rõ. Hiện chúng tôi rất hoang mang, lo sợ", chị viết. Báo Sài Gòn Tiếp Thị đã nhờ TS.BS Trần Văn Thiệp, trưởng khoa điều trị ngoại 3 bệnh viện Ung bướu TP.HCM, trưởng bộ môn ung thư học khoa y đại học Y dược TP.HCM có đôi lời trao đổi cho những thắc mắc này, mong rằng hữu ích cho cả những bạn đọc khác.
 
Dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện
sức khỏe sau khi xạ trị
N
guồn: cancercompass.com
Trong giai đoạn vô hoá chất, khi vô thuốc xong về nhà, qua hôm sau nếu ăn nho thì coi như công cốc phải không?
Hiện nay với các bệnh nhân được hoá trị hay xạ trị, các bác sĩ thường khuyên không uống các chất chống oxy hoá, vì chất này bảo vệ tế bào bình thường của cơ thể khỏi bị gây độc thì cũng có thể làm giảm tác dụng của hoá trị, xạ trị đối với tế bào ung thư. Trái nho có chất chống oxy hoá (resveratrol ở vỏ và polyphenol ở hạt) nên nhiều bệnh nhân không dám ăn nho trong lúc điều trị. Tuy nhiên, ăn một vài trái nho thì không đến nỗi làm mất tác dụng của thuốc.
Ung thư vú sẽ tái phát sau một năm?
Sau điều trị, ung thư vú có thể tái phát tuỳ giai đoạn bệnh và một số yếu tố khác liên quan tới đặc điểm sinh học của cơ thể. Nếu tái phát thì thường xảy ra trong hai năm đầu sau điều trị, tuy nhiên việc theo dõi tái phát cần được thực hiện theo định kỳ và lâu dài.
Tại sao tôi được chỉ định uống thuốc Tamoxifen năm năm, còn có chị bị giống hệt thì bác sĩ không cho uống? Thuốc này theo tờ hướng dẫn có tác dụng phụ nguy hiểm như ung thư tử cung… Vậy tôi không uống có được không?
Chị được chỉ định uống Tamoxifen năm năm là điều đáng mừng vì xét nghiệm định thể ER, PR của chị dương tính, do đó thuốc mới có tác dụng làm giảm tái phát ung thư. Bạn của chị không được cho uống thuốc này có thể do xét nghiệm ER, PR âm tính nên việc dùng thuốc này không có lợi ích.
Khi đang vô hoá chất lần ba thì tôi bị mất kinh và bác sĩ điều trị nói uống Tamoxifen sẽ làm mất kinh luôn. Nếu đang uống thuốc mà có kinh thì rất nguy hiểm. Vậy "nguy hiểm" ở đây có phải là ung thư tử cung không?
Khi đang hoá trị mà bị mất kinh là do tác dụng của hoá chất. Tình trạng mất kinh tuỳ thuộc vào loại hoá chất điều trị. Tamoxifen cũng có tác dụng làm chu kỳ kinh nguyệt ít đi. Đang điều trị Tamoxifen mà có kinh nguyệt kéo dài và bất thường nên được khám phụ khoa để đánh giá tác dụng phụ của thuốc có làm dày nội mạc tử cung hay không. Tuy nhiên, ung thư nội mạc tử cung gây ra do dùng Tamoxifen rất hiếm gặp: chỉ 1 – 2/1.000 với thời gian điều trị và theo dõi lâu dài. Chị nên yên tâm điều trị vì Tamoxifen làm giảm tái phát ung thư vú rất cao.
Nếu bị ung thư vú thì không được ăn các sản phẩm làm từ đậu nành phải không? Trên mạng và một tờ báo có đăng bài như thế?
Trước đây các nghiên cứu cho thấy đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành có chứa isoflavone là chất giống như estrogen có thể làm ung thư vú phát triển. Nhưng isoflavone cũng có tác dụng kháng lại tế bào ung thư và có lợi cho tim mạch. Nghiên cứu gần đây nhất (năm 2011) cho thấy đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành tốt cho bệnh nhân sau điều trị ung thư vú, nhất là bệnh nhân châu Á như chúng ta. Chị có thể yên tâm uống sữa đậu nành và ăn đậu hũ nếu thích.
Cần tránh ăn những món gì và nên ăn những gì để tốt cho sức khoẻ? Bệnh này sau khi điều trị xong thì sống được bao nhiêu năm nữa? Nghe nói không được ăn thịt bò vì thịt bò nuôi tế bào ung thư mau phát triển, có đúng không?
Sau điều trị ung thư vú, nếu có chế độ ăn và luyện tập phù hợp sẽ góp phần làm giảm tái phát ung thư cũng như các lợi ích khác cho cơ thể. Bệnh nhân nên dành thời gian tập thể dục khoảng 30 phút mỗi ngày, đơn giản nhất là đi bộ, tránh tăng cân, béo phì. Cần ít ăn thịt đỏ nói chung vì có nhiều chất béo không tốt cho sức khoẻ nói chung, chứ không phải ăn thịt bò sẽ nuôi tế bào ung thư mau phát triển như chị đã nghe nói. Ngoài ra, nên ăn nhiều trái cây, cá và ngũ cốc, kể cả đậu nành.
>>> Các bài viết liên quan: 

Dấu hiệu ung thư bàng quang ở nam giới


Xuất hiện máu trong nước tiểu, sút cân không rõ lý do là những dấu hiệu chứng tỏ bạn cần gặp bác sĩ. Ung thư bàng quang là căn bệnh khá phổ biến ở nam giới. Đây là căn bệnh nguy hiểm cần có kiến thức để phòng tránh. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp của căn bệnh nguy hiểm này.
Có thể bạn quan tâm:
<<Lợi ích ngăn ngừa ung thư của ly nước ép cà chua
Có máu trong nước tiểu

Trong phần lớn các trường hợp, có máu trong nước tiểu (hay còn gọi là tiểu ra máu) là dấu hiệu đầu tiên của ung thư bàng quang. Đôi khi, nhiều máu có thể làm thay đổi màu sắc của nước tiểu thành màu cam, hồng hoặc ít hơn thì nước tiểu có màu đỏ sẫm.
Trong một số trường hợp, nước tiểu có màu bình thường nhưng chỉ phát hiện thấy có một chút máu khi làm xét nghiệm nước tiểu trong kiểm tra sức khoẻ tổng quát. Máu có thể xuất hiện một ngày và biến mất trong những ngày tiếp theo, nước tiểu vẫn trong trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng. Nếu một người bị ung thư bàng quang, tình trạng máu trong nước tiểu cuối cùng sẽ tái phát.
Thông thường, trong giai đoạn sớm của ung thư bàng quang gây tiểu ra máu nhưng ít và không gây đau, không có triệu chứng khác.
Xem thêm: << Sản phẩm điều trị ung thư tốt nhất
Máu trong nước tiểu không phải lúc nào cũng do ung thư bàng quang. Những nguyên nhân thường gặp hơn là nhiễm trùng, u lành, sỏi thận hoặc sỏi bàng quang hoặc các bệnh thận lành tính khác. Nhưng điều quan trọng là cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân.


Ung thư bàng quang là một trong những căn bệnh phổ biến ở nam giới.
Cảm giác nóng rát khi đi tiểu
Triệu chứng này cũng hay gặp ở những bệnh khác. Nhưng cảm giác nóng rát khi đi tiểu kèm theo đau khi dòng nước tiểu chảy qua có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang.
Sút cân không giải thích
Có nhiều nguyên nhân gây sút cân không giải thích được, và ung thư bàng quang là một trong số những nguyên nhân này.
Đau lưng dưới
Thắt lưng là vị trí của thận. Các rối loạn đường niệu thường gây đau ở vùng bụng gần thận.
Mệt mỏi

Mệt mỏi cũng có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang.
Sưng ở bàn chân
Mặc dù, đây là triệu chứng phổ biến ở người bị bệnh thận nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư bàng quang.
Nhiễm trùng tiểu tái phát
Nhiễm trùng tiểu thường không phổ biến ở nam giới nhưng nếu một người bị nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại, đó có thể là do ung thư bàng quang.
Rối loạn tiểu tiện

Mặc dù khó có thể kết luận tình trạng này nhưng với người bệnh ung thư bàng quang dễ bị tiểu đau, dòng nước tiểu yếu, muốn đi tiểu ngay cả khi bàng quang rỗng, đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít.
Một số bài viết liên quan:
Một số dấu hiệu ung thư ở nam giới thường bị bỏ qua
4 cách ăn cực nguy hiểm có thể dẫn đến mắc bệnh ung thư

Sunday, June 12, 2016

Những đối tượng dễ mắc bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một trong những bệnh phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh đứng đầu trong số các các bệnh ung thư của hệ tiêu hóa. Nhưng ung thư dạ dày có thể ngăn ngừa và chữa được từ các sản phẩm ngăn ngừa ung thư, chỉ cần phát hiện sớm, điều trị sớm, tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%.

Liệu bệnh ung thư dạ dày có sự khác biệt giữa dân tộc, khu vực và tuổi tác?

"Báo cáo ung thư toàn cầu 2014" của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy các trường hợp nhiễm bệnh mới của Trung Quốc là 40,5 triệu, chiếm 42,5% các trường hợp mới của thế giới.

Trên thực tế, những khác biệt địa lý, dân tộc trong bệnh ung thư dạ dày là rất rõ ràng. Đông Á là khu vực có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày tương đối cao, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba nước có số người mắc ung thư dạ dày chiếm khoảng 70% số người mắc căn bệnh này trên thế giới.

Điều này có liên quan đến sự di truyền, truyền thống ăn thịt nướng, ăn các loại thực phẩm ngâm, tỷ lệ người hút thuốc.

Về độ tuổi, tuổi trung bình của người mắc bệnh ung thư dạ dày là 58 tuổi, nhưng bệnh nhân có thể từ vài tuổi đến hơn 90 tuổi.
Những nhóm đối tượng dễ mắc bệnh ung thư dạ dày? Làm thế nào để sớm phát hiện?
Đối tượng có người thân có tiền sử mắc bệnh ung thư. Trong số những người thân từ hai đến ba thế hệ, có người mắc các bệnh ung thư hệ tiêu hóa hoặc các bệnh ung thư khác thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn những người khác.

Vì thế, nên làm các xét nghiệm về ung thư sớm hơn khoảng 10 năm so với người mắc ung thư trẻ nhất trong gia đình, đặc biệt nên nội soi dạ dày định kỳ 3 năm/lần. Ví dụ thành viên mắc bệnh ung thư trẻ nhất trong gia đình là 55 tuổi thì nên kiểm tra vào năm 40 tuổi.

Đối tượng thường xuyên hút thuốc, uống rượu, thích ăn đồ nướng, đồ ướp nóng, đồ ăn mặn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày.

Ngoài ra, còn có đối tượng loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính.

Nếu bị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và các bệnh khác, người này sẽ bị ung thư dạ dày?

Một số bệnh về dạ dày là nhân tố nguy hiểm gây ra bệnh ung thư dạ dày vì vậy cần đặc biệt chú ý nhưng nếu bị bệnh dạ dày thì cũng không có nghĩa người bệnh sẽ mắc ung thư dạ dày.

Tuy nhiên, loét dạ dày lại có mối quan hệ rõ ràng với ung thư dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Những người viêm dạ dày mãn tính trong thời gian dài và xuất hiện triệu chứng lạ cần phải quan sát kỹ hơn.

Ngoài ra, cần tạm biệt những thói quen xấu như hút thuốc, hạn chế rượu, đồ ăn chiên nướng, đồ ăn mặn. Bên cạnh đó, cần khám bác sỹ tiêu hóa định kỳ hằng năm.


Những triệu chứng chính của bệnh là gì?
Polyp dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, tổn thương dạ dày là những nhân tố gây ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày là một quá trình được phát sinh bởi nhiều nhân tố, nhiều mức độ, nhiều giai đoạn.

Đối với những người trong giai đoạn đầu của bệnh thường không có biểu hiện rõ rệt hoặc chỉ thấy khó chịu ở vùng bụng, hoặc các dấu hiệu không rõ ràng về việc đau bụng, chán ăn, chướng bụng, đầy hơi.

Một số ít trường hợp sẽ đi phân đen hoặc nôn ra máu.

Nhưng nếu triệu chứng trở nên rõ rệt thì khi đó bệnh có thể đã rơi vào giai đoạn giữa và cuối. Triệu chứng chính của bệnh: giảm cân không rõ nguyên nhân, thiếu máu, giảm albumine, phù nề, đau bụng kéo dài, nôn ra máu và đi phân đen.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Sản phẩm ngăn ngừa ung thư từ dầu ô liu
Thuốc tránh thai ngăn ngừa ung thư

Wednesday, June 8, 2016

NHỮNG LOẠI THỰC PHẨM GÂY UNG THƯ

Ung thư không chỉ là căn bệnh ác tính được gây ra bởi biến đổi gen mà còn do tác động của môi trường bên ngoài như môi trường sống, đồ ăn thức uống và lối sống. Do đó, việc điều chỉnh một chế độ ăn lành mạnh rất có ích trong việc ngừa ung thư.

>>> Xem thêm: Ăn đồ hộp gây ung thư


Các loại thịt được chế biến sẵn

Các loại thịt đã qua chế biến, tẩm ướp như xúc xích, thịt nguội, lạp xưởng, thịt bò khô, mực tẩm gia vị, thịt hun khói tuy là những thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất, kích thích khẩu vị ăn ngon và tiện lợi khi sử dụng nhưng nó lại là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư đại tràng, ung thư dạ dày, và các loại ung thư khác…. Vì  trong các loại thịt này, đặc biệt là thịt nướng và thịt tẩm ướp muối đều chứa những hợp chất có thể gây ung thư như N-nitroso, heterocyclic amin… rất nguy hiểm. Do đó, bạn cần hạn chế ăn các loại thịt này để làm giảm nguy cơ gây bệnh ung thư cho chính bản thân mình và các thành viên trong gia đình nhé.
7 loại thực phẩm gây bệnh ung thư cao, 7 loai thuc pham gay benh ung thu

Thực phẩm được nướng, chiên kỹ, hun khói

Các loại thực phẩm được làm chín bằng quy trình rán, nướng thường được rất nhiều người khoái khẩu vị hương vị thơm ngon đặc biệt của nó, tuy nhiên, khi chúng được nướng, chiên kỹ ở nhiệt độ cao (trên 200 độ C) thì những chỗ tiếp xúc trực tiếp với lửa, dầu ăn, đặc biệt là dầu được chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ phát sinh những chất amin dị vòng là nguyên nhân có khả năng cao gây nên bệnh ung thư.
Mặt khác, khi bạn nướng những thực phẩm có chất béo như thịt, cá thì chất béo trong thực phẩm chảy xuống than lửa, bốc chát sinh ra một hợp chất gây ung thư khác là các Hydrocarbon thơm đa vòng.
Ngoài ra thực phẩm hun khói như: thịt xông khói, gan hun khói, cá hun khói…cũng có chứa một lượng lớn benzopyrene gây ung thư nữa đấy.
Do đó ăn nhiều các thực phẩm được nướng, chiên kỹ, hay được hun khói sẽ là nguyên nhân gây nên các bệnh ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư thực quản, các bệnh ung thư vùng ruột kết và trực tràng, vì vậy, đối với những thực phẩm này bạn chỉ nên thưởng thức ở mức độ có hạn chế, không nên ăn nhiều bởi trong chúng có chắc chất gây ung thư khá mạnh đấy.

Thực phẩm bị mốc tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư

Đối với những thực phẩm đã hết thời hạn sử dụng hay được bảo quản thiếu cẩn thận gây mốc như: gạo, lúa mì, đậu, ngô, đậu phộng và các loại thực phẩm sẽ sản xuất ra chất độc hại gây ung thư là streptozotocin aflatoxin, do đó bạn cần loại bỏ ngay nhé, đừng bao giờ suy nghĩ đơn giản nấm mốc trong thực phẩm khi sơ chế sạch vẫn có thể dùng được trong khi chúng lại chứa đựng mầm mống gây nên các căn bệnh ung thư nguy hiểm đấy. Do đó, trong quá trình bảo quản thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm khô, bạn cần bảo quản đúng quy cách, quy trình, hạn chế ẩm thấp để thực phẩm không bị nấm mốc nhé.

Nước đun đi đun lại nhiều lần rất nguy hiểm

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, nước đun sôi sau 2 tiếng đồng hồ là đã bị vi khuẩn xâm nhập, do đó khi đun nước xong chúng ta cần sử dụng ngay và tránh tình trạng đun đi đun lại nhiều lần, bởi hoạt động này vô tình đã làm tăng hàm lượng nitrite trong nước, khi bạn uống vào cơ thể có thể tạo ra amin nitrit cũng là thành phần gây nên bệnh ung thư rất nguy hiểm.

Thực phẩm chứa nhiều muối

Muối là thưc phẩm rất cần thiết cho sức khỏe con người nếu chúng ta sử dụng với một hàm lượng vừa phải theo quy định cho phép. Do đó, bạn cần có sự điều chỉnh hợp lý hàm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày đồng thời tránh xa những thực phẩm chứa nhiều muối, được ướp muối nhé bởi những người ăn mặn, ăn nhiều thực phẩm chứa muối ẩn chứa nguy cơ ung thư rất cao đấy.

Trái cây, rau xanh tẩm ướp hóa chất

Ngày nay vì nhu cầu lợi nhuận mà các loại trái cây, rau xanh được tẩm ướp hóa chất với nồng độ cao để lưu giữ sự tươi ngon của nó, chính vì vậy trong quá trình chọn mua và sử dụng các bạn cần tránh những loại trái cây, rau xanh này, đặc biệt là khi chúng có xuất xứ từ Trung Quốc, nhiều loại trái cây do tẩm ướp hóa chất có thể bảo quản từ 6 – 8 tháng vẫn tươi ngon lạ kỳ. Trong khi những loại hóa chất, thuốc trừ sâu này lại chưa đựng nguy cơ gây ung thư rất cao.

Thực phẩm biến đổi gen

Ngày nay, thực phẩm biến đổi gen được sử dụng hóa chất để trồng ngày càng trở nên phổ biến trong khi nhóm thực phẩm này là một trong những nguyên nhân chính gây phát sinh các loại bệnh ung thư trong cơ thể con người. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ trong quá trình chọn mua thực phẩm và đặc biệt tránh xa những thực phẩm biến đổi gen đấy nhé.
Trên đây là 7 loại thực phẩm gây ung thư cao mà chúng ta cần biết để phòng tránh bệnh ung thưbởi chúng được con người sử dụng khá phổ biến hàng ngày mà không lường hết được tác hại nguy hiểm của nó. Ăn uống là hoạt động cơ bản, đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sống của con người, ăn uống sao cho đủ chất, điểu độ, lành mạnh, tăng cường sức đề kháng và đầy lùi các nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư nguy hiểm đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Chúc bạn ngày càng có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và cả gia đình nhé.

Monday, June 6, 2016

Chữa bệnh ung thư phổi bằng thuốc nam

Bài thuốc chữa ung thư phổi bằng thảo dược

Trong dân gian có nhiều vị thảo dược có tác dụng giống sản phẩm ngăn ngừa ung thư và điều trị hiệu quả bệnh ung thư, trong đó có bệnh ung thư phổi mang lại hiệu quả cao và an toàn. Sự kết hợp của các loại thảo dược dưới đây tạo thành bài thuốc chữa bệnh ung thư phổi hiệu quả mà có thể bạn chưa biết.
Thành phần thuốc: bông mã đề, bồ công anh, cây ba gạc, nhọ nồi, cây mặt trời, vẩy ốc, cỏ xước, lưỡi rắn. Đây đều là các loại thảo dược quen thuộc, dễ kiếm rất tiện lợi.

Cách dùng: thuốc dùng để sắc uống điều trị ung thư phổi
Lưu ý: dù là thuốc có nguồn gốc từ thảo dược khá an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tuân thủ áp dụng bài thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, liệu trình sử dụng để mang lại hiệu quả chữa bệnh tốt nhất mà không gây ra tác dụng phụ. Nếu được áp dụng đúng bài thuốc, người bệnh có thể không cần phải sử dụng đếm các loại thuốc tây, thuốc kháng sinh liều cao tổn hại đến sức khỏe.

Bài thuốc chữa ung thư phổi bằng nhân sâm ngọc linh và ngọc đen của con cóc

Nhân sâm ngọc linh là một vị thuốc quý có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, nhất là đối với người bệnh ung thư để tăng khả năng và sức chống chọi với căn bệnh này. Tuy nhiên, vì đây là một vị thuốc quý hiếm nên giá thành cao và khó tìm kiếm sản phẩm chất lượng trên thị trường.
Ngọc màu đen của con cóc được dùng để chữa bệnh ung thư phổi hiệu quả. Tuy nhiên, việc lấy ngọc cần đảm bảo đúng cách và quy trình để không bị lẫn độc tố gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Sự kết hợp của nhân sâm ngọc linh và ngọc đen của con cóc (linh đan thềm ô châu) có công dụng hữu hiệu trong việc ngăn chặn, loại bỏ các tế bào ung thư, tổ chức lạ trong cơ thể, nâng cao hệ miễn dịch, bổ sung các nguyên tố vi lượng, bổ máu, bổ tinh khí, tĩnh tâm, an thần, tráng dương cho cơ thể.
Trên đây là 2 bài thuốc nam được dùng để trị bệnh ung thư phổi hiệu quả. Người bệnh khi sử dụng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và nên thường xuyên kiểm tra tình trạng bệnh. Bên cạnh việc sử dụng bài thuốc cần kết hợp với chế độ sinh hoạt, ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để sớm khắc phục có hiệu quả nhất đối với căn bệnh này.

DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM UNG THƯ THỰC QUẢN

Ung thư thực quản là bệnh lý ác tính nguy hiểm. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng người bệnh. Vì vậy, cần có kiến thức để phòng tránh cũng như phát hiện kịp thời căn bệnh nguy hiểm này. Sau đây là một vài dấu hiệu nhận biết:
Xem thêm:<<DẤU HIỆU UNG THƯ THỰC TRÀNG GIAI ĐOẠN ĐẦU
Sút cân nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân: là triệu chứng chung của nhiều căn bệnh ung thư, trong đó có ung thư thực quản. Vì vậy, khi thấy giảm cân nhanh chóng mà không phải do thực hiện bất kỳ sự thay đổi nào trong chế độ ăn hoặc luyện tập thì bạn nên đến các cơ sở y tế để thăm khám.

Mệt mỏi: Ở giai đoạn muộn, khi các tế bào ung thư đã di căn và lan sang các bộ phận cơ thể, sẽ tiêu diệt tế bào khỏe mạnh nên cơ thể người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn.
Nuốt khó: Là một trong những biểu hiện của bệnh ung thư thực quản. Thời gian đầu, người bệnh thường cảm thấy rất khó nuốt thức ăn cứng, về sau, khi bệnh đã tiến triển thì ngay cả thức ăn mềm cũng khiến người bệnh khó nuốt và đau rát khi nuốt.

Ợ nóng kéo dài: Khi bị ung thư thực quản, người bệnh thường có hiện tượng trào ngược axit gây ra ợ nóng kéo dài.
Đau tức ngực: Là một trong dấu hiệu của ung thư thực quản giai đoạn muộn khi các tế bào ung thư đã lan đến xương ức gây ra đau tức ngực.


Ho mãn tính là một trong dấu hiệu của ung thư thực quản
Ho lâu ngày không khỏi: Ho kéo dài hàng tháng mà không khỏi là dấu hiệu của ung thư thực quản. Những cơn ho thường xảy ra sau khi người bệnh ăn hoặc nuốt một thứ gì đó.

Khàn giọng nói: Là triệu chứng của bệnh ung thư thực quản giai đoạn muộn kèm theo ho ra máu và đau cổ họng.
Barrett thực quả là dấu hiệu sớm nhận biết nhất của ung thư thực quản.
Lưu ý: Những dấu hiệu trên cũng là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau. Tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh bệnh tật, khi thấy có những biểu hiện trên, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
Một số bài viết liên quan:
 Dấu hiệu của ung thư thực quản giai đoạn cuối
BÍ KÍP CHỐNG UNG THƯ VÚ MÀ CHỊ EM PHỤ NỮ CẦN QUAN TÂM


Friday, June 3, 2016

DẤU HIỆU UNG THƯ VÒM HỌNG

Làm thế nào để nhận biết bệnh ung thư  vòm họng để có cách xử lí kịp thời? Nếu thấy có những dấu hiều này thì bạn nên ngay lập tức đến bệnh viện để kiểm tra nhé!

>>> Xem thêm: Phương pháp điều trị ung thư gan

Ung thư vòm họng là gì và nguyên nhân gây bệnh?
Ung thư vòm họng là một trong 10 dạng ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam và đứng hàng đầu trong số các bệnh ung thư ở vùng đầu cổ. Bệnh khởi đầu từ các tế bào biểu mô ở khu vực vòm họng. Các tế bào này thường phân chia theo trật tự nhất định nhưng đôi khi chúng lại không kiểm soát được sự phân chia đó khiến khối u xuất hiện. Tế bào ung thư sau một khoảng thời gian sẽ dần di căn xuống các cơ quan khác có thể dẫn tới tử vong.
dấu hiệu ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng

Ung thư vòm họng do rất nhiều nguyên nhân gây nên, chủ yếu là do người bệnh sử dụng rượu, hút thuốc lá, tiếp xúc với các hóa chất công nghiệp độc hại, do quan hệ tình dục qua đường miệng, ăn nhiều thực phẩm lên men như dưa muối, cà muối hoặc có thể cả do yếu tố di truyền...
Ung thư vòm họng có thể gặp ở tất cả mọi độ tuổi nhưng chủ yếu là trong độ tuổi từ 40-60 và phần lớn bệnh nhân là nam giới. Vì là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm ảnh hưởng tới tính mạng, vì thế không nên chủ quan nếu phát hiện bản thân có những dấu hiệu ung thư vòm họng dưới đây.

Dấu hiệu ung thư vòm họng

Dưới đây là một số cách nhận biết khi bạn có dấu hiệu ung thư vòm họng:

Tình trạng chảy máu cam

- Dấu hiệu xuất hiện sớm nhất khi bị ung thư vòm họng là tình trạng bệnh nhân bị chảy máu cam. Tuy nhiên chảy máu cam cũng là biểu hiện thường gặp của rất nhiều căn bệnh khác nên rất khó nhận biết và dễ dàng chẩn đoán nhầm.

Những biểu hiện tương tự với viêm mũi xoang

- Tương tự như các triệu chứng của bệnh viêm mũi xoang, ung thư vòm họng cũng có những biểu hiện như nghẹt mũi, đau đầu. Trước tiên người bệnh có thể thấy nghẹt một bên mũi rồi dần nghẹt cả 2 bên khi khối u to lên. Tuy nhiên giống với dấu hiệu chảy máu cam, chứng nghẹt mũi này cũng là biểu hiện thường gặp của các bệnh về đường tai- mũi- họng. Vì vậy cần tới các bệnh viện chuyên khoa để có kết luận chính xác nhất.
dấu hiệu ung thư vòm họng
Đau đầu là 1 trong những dấu hiệu ung thư vòm họng

Ù,nghe kém và đau trong tai

-  Nếu thấy ù tai, nghe kém, đau trong tai, chảy tai thì đó cũng có thể là những dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị ung thư vòm họng. Các triệu chứng trên xuất hiện là do khối u phát triển đè lên loa vòi nhĩ là một đường từ vùng mũi họng thông lên tai, vì thế cần phải cẩn thận nếu như phát hiện bản thân có những dấu hiệu này.

Nổi hạch cổ cũng là dấu hiệu ung thư vòm họng

- Ngoài những biểu hiện trên, nổi hạch cổ cũng là một trong những dấu hiệu nguy cơ mắc ung thư vòm họng. Theo những báo cáo thống kê bệnh ung thư vòm họng di căn phần cổ chiếm 40-85% các ca bệnh. Vì vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết nên các tế bào ung thư dễ dàng di căn hạch cổ.
dau hieu ung thu vom hong
 Cần lưu ý tới dấu hiệu ung thư vòm họng nổi hạch cổ
Ngoài ra bệnh nhân có thể kèm theo một số triệu chứng bệnh khác như khó nuốt, thay đổi giọng nói, ho kéo dài,giảm thị lực...

Những biến chứng nguy hiểm khi ung thư vòm họng

- Ung thư vòm mũi họng điều trị không dứt điểm giai đoạn sau sẽ gây ra các hội chứng nội sọ liên quan đến não và các dây thần kinh sọ như bị lác mắt, mất cảm giác ở họng, mất phản xạ nuốt… Lúc này u phát triển to vào trong não sẽ dẫn tới tăng áp lực nội sọ: nhức đầu, nôn ói, thậm chí gây tử vong nều không chữa trị kịp thời.
- Khi ung thư vòm họng bước vào giai đoạn cuối, bệnh lúc này sẽ xâm lấn xuống vùng mũi – họng, khẩu cái, khoang miệng, xâm lấn hốc mắt gây lé mắt, lồi mắt, mù…Ung thư vòm mũi họng di căn xa ở não, xương, phổi, gan và các bộ phận khác, đặc biệt là ở phổi và xương cho thấy bệnh đã di căn. Khi bệnh đã di căn là báo hiệu bạn đã vào giai đoạn cuối của bệnh ung thư và khi này khó có thể điều trị bệnh khỏi một cách hoàn toàn.
Trên đây là những dấu hiệu ung thư vòm họng mà chúng tôi tổng hợp. Bệnh ung thư vòm họng là một trong những bệnh nguy hiểm, vì thế nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu trên bạn cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị sớm. Nếu những dấu hiệu ung thư vòm họng được phát hiện sớm và áp dụng theo phác đồ điều trị thích hợp thì khả năng chữa khỏi bệnh là rất cao.
dấu hiệu ung thư vòm họng
Luyện tập thể thao giúp phòng ngừa nguy cơ ung thư vòm họng
Đồng thời việc nâng cao ý thức cảnh giác cũng như phòng ngừa bệnh là vô cùng cần thiết. Để phòng ngừa căn bệnh này, bạn cần duy trì lối sống cũng như chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể thao để nâng cao sức khỏe cũng như sức đề kháng cho cơ thể. Tuyệt đối tránh xa thuốc lá cùng các đồ uống có cồn, hạn chế ăn những thực phẩm lên men như thịt muối, muối... và đồ ăn nóng.

Wednesday, June 1, 2016

Những biện pháp phòng bệnh ung thư cổ tử cung

      Ung thư cổ tử cung là khối u ác tính chỉ phát sinh ở bộ phận âm đạo và ống cổ tử cung, nó là một trong những khối u ác tính thường thấy ở bộ phận sinh dục nữ. Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao, nhưng bệnh nhân ung thư cổ tử cung không nên quá lo lắng, sau đây là một vài biện pháp phòng ngừa căn bệnh này một cách hiệu quả nhất.
Có thể bạn quan tâm:
<<TẾ BÀO UNG THƯ
Tiêm vacxin phòng bệnh ung thư cổ tử cung

Tiêm vacxin để phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung có hiệu quả cao nhất đối với những phụ nữ ở độ tuổi từ 9 – 26, chưa quan hệ tình dục. Mọi người cần phải hiểu rõ văcxin chỉ có hiệu quả để giúp ngăn ngừa tiền ung thư chứ không có chức năng ngăn ngừa bệnh ung thư ở giai đoạn chưa di căn hoặc giai đoạn đã di căn.
Tạo ra chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng tránh bệnh ung thư cổ tử cung

Gừng rất tốt trong việc phòng tránh bệnh ung thư

Nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng việc cải thiện chế độ ăn uống lành mạnh như đảm bảo đủ vitamin E,A,C và canxi và các thực phẩm như dâu tây, chuối, nghệ, gừng,…. là những thực phẩm giúp phòng tránh ung thư hiệu quả và giúp cơ thể chống lại các nguy cơ gây bệnh.
Chế độ nghỉ ngơi, vận động hợp lý.


Tinh thần vui vẻ lạc quan rất tốt trong phòng bệnh ung thư cổ tử cung
Cần phải giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ, thoải mái. Hạn chế những căn thẳng, stress
Nên đi khám phụ khoa theo định kỳ và làm thêm những xét nghiệm về tế bào ung thư cổ tử cung để phát hiện sớm các bệnh phụ khoa. Đặc biệt là những biểu hiện của ung thư để có thể đưa ra những phương pháp chữa ung thư cổ tử cung kịp thời.

Những lưu ý cần biết giúp phòng ngừa căn bệnh ung thư cổ tử cung:
Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai, an toàn và cẩn thận khi quan hệ tình dục.
Thực hiện an toàn về sinh dục, sử dụng những biện pháp tránh thai an toàn
Cần tránh hút thuốc lá và hạn chế tiếp xúc với môi trường có khói thuốc.
Không nên sử dụng các chất kích thích như cafe, bia, rượu và đặc biệt là ma túy…
Vệ sinh vùng kín sạch, khô ráo đặc biệt là ở những thời điểm nhạy cảm như chu kỳ kinh nguyệt, trước và sau khi quan hệ, sinh nở, giai đoạn sau sinh….
Thực hiện tốt việc kế hoạch hóa gia đình
Luôn theo dõi và sớm phát hiện ra những bất thường của cơ thể để có được những phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả.
Những cách phòng bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất nêu ở trên sẽ giúp cho những chị em phụ nữ có thêm được những kiến thức quan trọng để chủ động phòng ngừa và bảo vệ cơ thể tránh xa khỏi căn bệnh ung thư cổ tử cung.
Một số bài viết liên quan:
Bệnh ung thư cổ tử cung có chữa được hay không ?
DINH DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN UNG THƯ CỔ TỬ CUNG