Ung thư dạ dày là một trong những bệnh phổ biến, tỷ lệ mắc bệnh đứng đầu trong số các các bệnh ung thư của hệ tiêu hóa. Nhưng ung thư dạ dày có thể ngăn ngừa và chữa được từ các sản phẩm ngăn ngừa ung thư, chỉ cần phát hiện sớm, điều trị sớm, tỷ lệ chữa khỏi lên đến 90%.
Liệu bệnh ung thư dạ dày có sự khác biệt giữa dân tộc, khu vực và tuổi tác?
"Báo cáo ung thư toàn cầu 2014" của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy các trường hợp nhiễm bệnh mới của Trung Quốc là 40,5 triệu, chiếm 42,5% các trường hợp mới của thế giới.
Trên thực tế, những khác biệt địa lý, dân tộc trong bệnh ung thư dạ dày là rất rõ ràng. Đông Á là khu vực có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày tương đối cao, trong đó Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là ba nước có số người mắc ung thư dạ dày chiếm khoảng 70% số người mắc căn bệnh này trên thế giới.
Điều này có liên quan đến sự di truyền, truyền thống ăn thịt nướng, ăn các loại thực phẩm ngâm, tỷ lệ người hút thuốc.
Về độ tuổi, tuổi trung bình của người mắc bệnh ung thư dạ dày là 58 tuổi, nhưng bệnh nhân có thể từ vài tuổi đến hơn 90 tuổi.
Những nhóm đối tượng dễ mắc bệnh ung thư dạ dày? Làm thế nào để sớm phát hiện?
Đối tượng có người thân có tiền sử mắc bệnh ung thư. Trong số những người thân từ hai đến ba thế hệ, có người mắc các bệnh ung thư hệ tiêu hóa hoặc các bệnh ung thư khác thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày cao hơn những người khác.
Vì thế, nên làm các xét nghiệm về ung thư sớm hơn khoảng 10 năm so với người mắc ung thư trẻ nhất trong gia đình, đặc biệt nên nội soi dạ dày định kỳ 3 năm/lần. Ví dụ thành viên mắc bệnh ung thư trẻ nhất trong gia đình là 55 tuổi thì nên kiểm tra vào năm 40 tuổi.
Đối tượng thường xuyên hút thuốc, uống rượu, thích ăn đồ nướng, đồ ướp nóng, đồ ăn mặn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư dạ dày.
Ngoài ra, còn có đối tượng loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính.
Nếu bị viêm dạ dày mãn tính, loét dạ dày và các bệnh khác, người này sẽ bị ung thư dạ dày?
Một số bệnh về dạ dày là nhân tố nguy hiểm gây ra bệnh ung thư dạ dày vì vậy cần đặc biệt chú ý nhưng nếu bị bệnh dạ dày thì cũng không có nghĩa người bệnh sẽ mắc ung thư dạ dày.
Tuy nhiên, loét dạ dày lại có mối quan hệ rõ ràng với ung thư dạ dày, làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Những người viêm dạ dày mãn tính trong thời gian dài và xuất hiện triệu chứng lạ cần phải quan sát kỹ hơn.
Ngoài ra, cần tạm biệt những thói quen xấu như hút thuốc, hạn chế rượu, đồ ăn chiên nướng, đồ ăn mặn. Bên cạnh đó, cần khám bác sỹ tiêu hóa định kỳ hằng năm.
Những triệu chứng chính của bệnh là gì?
Polyp dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, tổn thương dạ dày là những nhân tố gây ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày là một quá trình được phát sinh bởi nhiều nhân tố, nhiều mức độ, nhiều giai đoạn.
Đối với những người trong giai đoạn đầu của bệnh thường không có biểu hiện rõ rệt hoặc chỉ thấy khó chịu ở vùng bụng, hoặc các dấu hiệu không rõ ràng về việc đau bụng, chán ăn, chướng bụng, đầy hơi.
Một số ít trường hợp sẽ đi phân đen hoặc nôn ra máu.
Nhưng nếu triệu chứng trở nên rõ rệt thì khi đó bệnh có thể đã rơi vào giai đoạn giữa và cuối. Triệu chứng chính của bệnh: giảm cân không rõ nguyên nhân, thiếu máu, giảm albumine, phù nề, đau bụng kéo dài, nôn ra máu và đi phân đen.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Sản phẩm ngăn ngừa ung thư từ dầu ô liu
Thuốc tránh thai ngăn ngừa ung thư
No comments:
Post a Comment