Sunday, July 24, 2016

Cách tránh bị dị ứng da với thời tiết xấu

Bệnh dị ứng da với thời tiết và những cách điều trị nhanh chóng, giúp cơ thể chống chọi và thích nghi với sự dị ứng này của thời tiết.
Mẩn ngứa, mẩn đỏ là dấu hiệu của dị ứng thời tiết
+ Da nổi phát ban với các mẩn đỏ và ngứa khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh đột ngột, đặc biệt là các vùng da hở như bàn tay, chân, mặt… là nơi dễ bị nổi mẩn nhất. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và gãi theo phản xạ tự nhiên. Tuy nhiên, càng gãi các chấm đỏ càng lan rộng thành từng đám rồi nổi lên khắp trên da mà không thỏa mãn cơn ngứa.
+ Da bị sưng rộp hay tấy đỏ: Dị ứng thường khiến cho làn da của bạn bị sưng tấy, đặc biệt là vùng daxung quanh môi hay mặt là “đối tượng “ tấn công chủ yếu. Đa phần kiểu dị ứng nhưthế này thường do việc ăn các loại hải sản hay trứng gây nên.



+ Chàm bội nhiễm (Eczema): Các nốt dị ứng thưòng mẩn đỏ vàcó xuất hiện vảy ở đầu, và sẽ mọc gần khu mặt, đầu gối và khuỷu tay.
+ Nổi mề đay cấp tính: Đây là triệu chứng rất nguy hiểm, khiến người bệnh sẽ bị khó thở, tụt huyết áp nhanh và đột ngột, dị ứng trên khắp cơ thể.
Hiện tượng dị ứng thời tiết thường khiến người bệnh bị ngứa đến mức khó chịu nổi, việc gãi liên tục sẽ gây trầy xước da, có trường hợp ban ngứa, mề đay làm tổn thương niêm mạc ruột gây đau bụng dữ dội, và thậm chí gây phù nề thanh phế quản làm suy thở cấp có thể dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây dị ứng thời tiết?
Theo y học, tình dạng viêm da do dị ứng thời tiết còn gọi là viêm da cơ địa hay chàm cơ địa hoặc chàm thể tạng. Đây là bệnh da mạn tính, do đó không thể chữa khỏi hoàn toàn. Bệnh hay gặp ở những người có cơ địa dị ứng, hay bị những bệnh như hen, viêm da tiếp xúc, viêm mũi dị ứng.



Thời tiết thay đổi dẫn đến dễ bị mẩn ngứa, dị ứng, mề đay

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng này (Tây y lý giải) chính bởi khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là khi trời chuyển  lạnh, độ ẩm cao khiến da giảm tiết mồ hôi và chất bã nhờn, chất sừng của da bị mất nước, da trở nên khô hơn, đóng ít vảy. Ảnh hưởng của nó cũng khiến các protein trong cơ thể biến chất trở thành chất đối nghịch với cơ thể khiến cơ thể phản ứng bằng cách ngứa, nổi mẩn, sẩn mề đay. Trong khi đó đông y cho rằng đó là do các yếu tố ngoại tà (phong hàn, phong nhiệt, phong thấp...) xâm nhập vào cơ thể, gây uất kết ở da dẫn đến tình trạng mẩn ngứa, mẩn đỏ.
Đối với những người có làn da mẫn cảm thì khi thời tiết chuyển lạnh rất dễ bị giãn mạch khiến chất huyết tương của máu tràn qua thành mạch xâm nhập vào các mô gây ngứa và sưng nề. Lúc đó, cơ thể bị dị ứng sản sinh ra chất histamin gây ngứa.
Làm sao để đối phó với dị ứng thời tiết?
Hiện tượng dị ứng thời tiết thường xảy đến nhiều vào thời điểm giao mùa hay khi thời tiết thay đổi đột ngột. Tuy nhiên, các triệu chứng xảy đến ở từng người là không giống nhau nên khi phát hiện được dấu hiệu dị ứng bạn cần phải có biện pháp đối phó kịp thời tránh nguy cơ khiến vùng dị ứng bị lan rộng. Bạn có thể áp dụng theo một số cách sau:

Thảo dược giúp phòng ngừa tái phát dị ứng mề đay
+ Dùng bột khoai tây thoa lên vùng da bị dị ứng khoảng 20 phút, nên làm đều đặn mỗi ngày 2 lần cho đến khi những biểu hiện của bệnh dị ứng tự rút lui.
+ Uống một cốc nước chanh ấm có thêm mật ong vào buổi sáng mỗi khi thức dậy, uống đều đặn trong một vài tháng, cách làm này giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch trong cơ thể.
+ Sử dụng nước hoa quả, đây là cách rất hữu hiệu để đẩy lùi những dấu hiệu của dị ứng thời tiết. Bạn hãy uống 500ml nước cà rốt hay trộn nước cà rốt với nước củ cải đường và nước dưa chuột mỗi ngày.
+ Sử dụng mật ong, mật ong có tác dụng giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn, an thần, các bệnh về đường hô hấp, ho, viêm thanh quản.
+ Một cách nữa đễ đối phó với dị ứng thời tiết bạn nên áp dụng là dùng 1-2 chén trà xanh mỗi ngày thêm với chút mật ong để đẩy lùi những dấu hiệu của tình trạng bệnh.
+ Những thảo dược lá khế, ké đầu ngựa, kim ngân hoa, liên kiều… hỗ trợ điều trị và phòng ngựa dị ứng mề đay do nhiều nguyên nhân.  
Cách phòng chống hiện tượng dị ứng thời tiết



Dị ứng thời tiết là một bệnh mạn tính rất khó có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng bạn có thể hạn chế những ảnh hưởng của nó tới sức khỏe mỗi khi thời tiết thay đổi với những mẹo nhỏ dưới đây:
 Nên rửa mắt bằng nguồn nước sạch nếu bạn có cảm giác ngứa và tấy trong mắt.
+ Nên đeo kính và đeo khẩu trang nếu bạn đi ra ngoài vào những ngày nhiều gió khi mà có nhiều phấn hoa và bụi bẩn trong không khí.
+ Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ.
+ Tránh tiếp xúc với bụi bẩn và phấn hoa.
+ Thận trọng khi dùng mỹ phẩm.
+ Tránh dùng những thức ăn dễ gây dị ứng như thực phẩm chếbiến từ hải sản, các chất được lên men... 
+ Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất dễ gây kích ứng da vàđặc biệt là tránh tiếp xúc với các chất đã gây cho da bị kích ứng trước đó. 
+ Luôn giữ ấm cơ thể, nên tránh sử dụng áo quần may bằng nhữngloại vải dễ gây kích ứng da như len, bố... Không nên mặc các loại quần áo quáchật nhằm tránh tình trạng cọ xát dễ gây kích thích tại chỗ. 
+ Hạn chế sinh hoạt trong môi trường có độ ẩm thấp vì dễ gâycho da bị khô, dễ bị kích thích, dễ bị tái phát những bệnh lý da dị ứng theomùa. 

Bài viết liên quan về da: Blog bác sĩ văn có nhiều hướng dẫn chữa các bệnh về da.

No comments:

Post a Comment