Bệnh
cao huyet ap rất nguy hiểm đến suc khoe con người. Vậy bạn đã biết gì về bệnh
cao huyết áp?
Tất tần tật những vấn đề xung quanh bệnh
cao huyết áp.
Cao huyết áp là một căn bệnh mà áp lực trong máu động mạch
tăng cao mạn tính. Theo mỗi nhịp đập, trái tim bơm máu theo các động mạch đi
nuôi cơ thể. Huyết áp của máu là lực mà máu đẩy đi tác động lên thành mạch. Nếu
như áp lực này quá cao thì trái tim phải hoạt động nhiều hơn để bơm máu. Điều
này có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan như cơn đau tim, đột quỵ, suy tim, rối
loạn nhịp hoặc là tổn thương thận.
Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg, con số 120 biểu thị cho
huyết áp tâm thu (áp lực cao nhất trong lòng động mạch) và 80 biểu thị cho
huyết áp tâm trương (áp lực thấp nhất trong động mạch). Mức huyết áp từ trên
120/80 tới 139/89 được gọi là tiền tăng huyết áp (chứng tỏ có nhiều nguy cơ bị
tăng huyết áp), huyết áp từ 140/90 trở lân được gọi là tăng huyết áp.
Tăng huyết áp có thể là nguyên phát hay thứ phát. Tăng huyết
áp nguyên phát tức là tăng huyết áp mà không tìm ra được nguyên nhân, chiếm tới
95% trường hợp người lớn bị tăng huyết áp. Tăng huyết áp thứ phát là thuật ngữ
dùng để chỉ là tăng huyết áp mà biết được nguyên nhân trực tiếp gây bệnh ví dụ
như là do bệnh thận, do u bướu, hay là do thuốc ngừa thai dạng uống.
Khoảng 73 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị ảnh hưởng bởi căn bệnh
tăng huyết áp. Căn bệnh này cũng ảnh hưởng lên khoảng 2 triệu thanh thiếu niên
ở quốc gia này.
Các nguyên nhân gây tăng huyết áp:
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ra tăng huyết áp vẫn chưa được
biết rõ nhưng có một số yếu tố có mối liên kết rất chặt chẽ với căn bệnh tăng
huyết áp như:
- · Hút thuốc lá.
- · Béo phì hoặc dư cân.
- · Thiếu hụt viatmin D.
- · Uống rượu nhiều.
- · Đái tháo đường.
- · Công việc đòi hỏi phải ngồi lâu.
- · Thiếu hấp thu calci, kali, magiê.
- · Căng thẳng.
- · Tuổi già.
- · Thiếu hoạt động thể lực.
- · Lượng muối ăn vào nhiều.
·
Các loại thuốc ví dụ như thuốc
ngừa thai dạng uống.
·
Gen: yếu tố về gia đình cò
người có tiền căn bị tăng huyết áp.
·
Bệnh thận mạn tính.
·
Bướu hay các bệnh lý của tuyến
thượng thận hay tuyến giáp.
Các triệu chứng của bệnh
cao huyết áp:
Không có gì bảo đảm rằng một người bị cao
huyết áp sẽ có biểu hiện các triệu
chứng của căn bệnh này. Khoảng 33% trường hợp thực sự không biết là mình bị cao
huyết áp.
Vì vậy, khuyên rằng mọi người nên đi khám và đo huyết áp định kỳ
cho dù rằng không có bất cứ triệu chứng nào của bệnh tăng huyết áp.
Những triệu chứng tăng huyết áp nặng có thể có như:
- · Đau đầu dữ dội.
- · Mệt mỏi.
- · Đau ngực.
- · Các vấn đề về hô hấp.
- · Hoa mắt chóng mặt.
- · Nôn ói.
- · Có vấn đề về thị giác.
- · Tiểu máu.
Vậy chẩn đoán bệnh tăng huyết áp như thế nào?
Bệnh tăng huyết áp được sẽ được các chuyên gia về sức khỏe
đo huyết áp cho bằng một dụng cụ gọi là huyết áp kế. Các chỉ số huyết áp
tâm thu và huyết áp tâm trương sẽ được ghi nhận và so với bảng giá trị bình
thường. Nếu huyết áp lớn hơn 140/90 mmHg, nghĩa là bạn bị tăng huyết áp.
Tuy nhiên, một chỉ số kết quả huyết áp cao nhất thời có thể là
tăng huyết áp giả tạo hoặc là do sự căng thẳng.
Để tiến hành chẩn đoán bệnh tăng huyết áp, các bác sĩ lâm sàng sẽ
khám và hỏi về tiền căn bệnh lý của bạn và gia đình bạn. Bác sĩ cần phải biết
rằng liệu bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp như hút thuốc lá, cholesterol máu
cao, hay là đái tháo đường hay không.
Nếu như có thể giải thích được lý do tăng huyết áp, các xét nghiệm
như đo điện tim sẽ được thực hiện để đo lượng mức độ hoạt động điện của tim và
khảo sát các cấu trúc của tim. Các xét nghiệm máu khác cũng rất cần thiết để
xác định nguyên nhân của tăng huyết áp thứ phát như khảo sát chức năng thận,
nồng độ các chất điện giải, đường huyết và nồng độ cholesterol trong máu.
Làm thế nào để phòng ngừa tăng huyết áp?
Có thể phòng ngừa tốt chứng tăng huyết áp bằng cách thay đổi lối
sống, trong đó cơ bản là thay đổi chế độ ăn và tập thể dục. Điều quan trọng là
phải giữ cân nặng vừa phải, giảm lượng muối ăn vào, giảm uống rượu và giảm căng
thẳng.
Để phòng ngừa tổn thương các cơ
quan và các bệnh lý có thể gây ra nởi tăng huyết áp như suy tim, tổn thương
thận, điều quan trọng là phải được tầm soát, chẩn đoán, điều trị và kiểm soát
huyết áp tốt trong gia đoạn đầu.
Điều trị bệnh tăng huyết áp như thế nào?
Mục đích chính của điều trị bệnh tăng huyết áp là giữ cho huyết áp dưới 140/90 mmHg, hoặc thậm chí là thấp hơn đối với những bệnh nhân có bệnh đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính kèm theo. Việc điều trị tăng huyết áp rất quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau thắt ngực, suy tim.
Huyết áp cao có thể điều trị bằng thuốc, bằng cách thay đổi lối sống hoặc kết hợp cả hai. Việc thay đổi lối sống như là giảm cân, bỏ hút thuốc lá, ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe, giảm lượng muối ăn vào, tập thể dục thường xuyên, giới hạn lượng rượu uống vào.
Thuốc điều trị tăng huyếp áp bao gồm: thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc ức chế alpha, thuốc dãn mạch ngoại biên, thuốc ức chế chuyển canxi. Đây là các thuốc đầu tay trong điều trị tăng huyết áp. Các thuốc này có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhau tùy thuộc từng bệnh nhân.
No comments:
Post a Comment