Wednesday, August 24, 2016

Hiểu về bệnh thủy đậu như thế nào ?

Bệnh truyền nhiễm xảy ra theo mùa
Theo Viện Pasteur TP.HCM, bệnh thủy đậu ở nước ta xảy ra quanh năm nhưng thời gian số người mắc bệnh thủy đậu thường tăng cao là từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm. Nhất là vào tháng 3. Đây là khoảng thời gian độ ẩm trong không khí khá cao tạo điều kiện thuận lợi cho virút gây bệnh thủy đậu phát tán và lây bệnh cho con người.

Có biểu hiện bóng nước khá giống bóng nước của bệnh tay chân miệng
Để phân biệt phụ huynh cần chú ý những khác biệt sau:
- Bóng nước trong bệnh thủy đậu có nhiều kích cỡ khác nhau (do thời điểm xuất hiện bóng nước khác nhau), trong khi đó bóng nước trong bệnh tay chân miệng rất đồng đều.
- Bóng nước trong bệnh thủy đậu xuất hiện toàn thân, trong khi bóng nước của bệnh tay chân miệng thường xuất hiện khu trú ở những vị trí đặc trưng như lòng bàn tay, lòng bàn chân, ổ miệng hoặc vùng mông, vùng khớp gối.
- Bóng nước trong bệnh thủy đậu thường gây ngứa và đau khi ta ấn lên vùng da có bóng nước, bóng nước của bệnh tay chân miệng thường không gây ngứa và ấn không đau.
Bệnh có thể phòng ngừa hiệu quả bằng vắcxin
Phòng ngừa tạm thời là giúp trẻ nâng cao ý thức tự phòng vệ: hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh, giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống tốt.
Phòng ngừa chủ động, hiệu quả và an toàn nhất là đưa trẻ từ 12 - 15 tháng tuổi đi tiêm ngừa vắcxin thủy đậu, một vắcxin đã được kiểm chứng là hiệu quả bảo vệ cao (sau tiêm chủng khả năng phòng ngừa đạt 95 - 97%), với độ an toàn gần như tuyệt đối (chỉ khoảng 5% người chủng ngừa bị sốt nhẹ sau tiêm).

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Tư vấn và thực hành tiêm chủng Hoa Kỳ, để bảo vệ trẻ tối ưu và phòng tránh tình trạng tái nhiễm thủy đậu sau tiêm chủng phụ huynh nên cho trẻ tiêm đủ 2 liều vắcxin thủy đậu, liều thứ 2 cách liều đầu tốt nhất sau 6 tuần hoặc tiêm nhắc liều thứ 2 lúc trẻ được 4 - 6 tuổi để gia tăng hiệu quả bảo vệ cho trẻ.

No comments:

Post a Comment