Sử dụng bàn chải lông mềm không quá cứng, nhằm tránh gây hại cho nướu răng.
— Ngậm nước muối ấm và sử dụng nước súc miệng đúng liều lượng.
— Chải răng ít nhất ngày 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ và đừng quên vệ sinh lưỡi. Vì ở lưỡi là nơi lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi.
— Sau bữa ăn nên dùng chỉ tơ nha khoa để lấy sạch thức ăn thừa còn đọng nơi kẽ dễ gây sâu răng.
— Thường xuyên ăn những thực phẩm rau củ quả và nước ép tốt cho răng và sức khỏe.
— Uống nhiều nước và nhai kẹo cao su không đường sau khi ăn.
— Định kỳ 6 tháng nên đến nha sĩ để khám kiểm tra răng và vệ sinh răng để loại bỏ những vết dính, mảng bám lâu ngày bám vào chân răng tránh gây viêm nướu.
— Tập thói quen ăn uống cân bằng và hạn chế các đồ ăn nhẹ giữa các bữa ăn, các thức ăn chứa nhiều chất đường sau bữa ăn tối hoặc các buổi ăn khuya.
Ngoài ra, khi răng bạn bắt đầu có những triệu chứng như: nướu răng bị tổn thương hoặc chảy máu trong khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, hơi thở có mùi hôi liên tục, cổ răng bị tê buốt khi ăn đồ lạnh hoặc nóng thì hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc nha khoa. Bất kỳ những triệu chứng trên đều có thể dẫn đến những bệnh về răng miệng, kiểm tra càng sớm càng tốt, bác sĩ sẽ điều trị dứt điểm cho bạn và cũng giúp bạn tiết kiệm một khoảng chi phí.
Xem thêm:
3 lợi ích tuyệt vời của sửa đậu nành bạn nên biết
No comments:
Post a Comment